Mỗi ngày một điều mới

  1. Bách tính: trăm họ. Thế kỷ thứ V trước Công nguyên ở Trung quốc đã có hai loại "gia tính" được dùng: "tính" là họ gốc, do cha truyền con nối hoặc do vua ban, và dành cho nam giới; "thị" là họ cành, tức tên đặt khi mới sanh dùng cho cả nam lẫn nữ. Giới quý tộc vừa có Tính vừa có Thị, dân giả thì chỉ có tính. Từ đó phát xuất thành ngữ "bá" hoặc "bách tính".
  2. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Âu Cơ có họ hàng với Lạc Long Quân, gọi Lạc Long Quân là chú. Theo bộ sử kí này, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, Kinh Dương Vương lại là em ruột của Đế Nghi (hai ông đều là con của Đế Minh, một người được cha giao cho cai quản phương Bắc, một người cai quản phương Nam); còn Âu Cơ chính là cháu nội của Đế Nghi, tức phải gọi Lạc Long Quân là chú.
  3. Con người vẫn chỉ là động vật. Đừng tưởng con người luôn luôn tư duy, đa phần hoạt động đã được lập trình sẵn, chỉ vài phần trăm hoạt động là có tư duy thực sự. Chém gió: Đội trưởng Irag bị áp lực, thủ môn Việt Nam tận dụng điều này. Đặc biệt khi bị áp lực, tư duy của con người không còn hoạt động mạnh, đa phần hoạt động là do tiềm thức hoặc thói quen điều khiển. Trường hợp của đội trưởng Irag là bị thói quen điều khiển, sút luân lưu như những lần sút khác, gần nhất là penalty trong trận, do đó bị bắt bài. Còn tiềm thức con người, tuy rất mạnh, hữu dụng trong nhiều trường hợp mà tư duy không hoạt động (ví dụ như việc phát minh ra cấu tạo của benzen và các phát minh bất chợt nhưng đột phá). Tuy nhiên, trong tình huống của đội trưởng Irag lại không kích hoạt được, bởi vì cú sút là một hoạt động thể chất, thiên về tính động vật hơn, vì vậy đã thua tư duy con người.
  4. Gia Cát Lượng nhận xét về con trai: Chiêm nay đã tám tuổi, thông tuệ khả ái, hiềm là sớm chín chắn, sợ rằng chẳng có chí khí lớn. Chín chắn quá sớm cũng không tốt =))
  5. Chữ "Cảnh" là tên Nguyễn Phúc Cảnh (con cả Nguyễn Ánh, người được Ánh đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh Tây Sơn) đọc là "kiểng", nên "cây cảnh" gọi là "cây kiểng"
  6. Tại sao phải học những cái đã cũ? (Theo quan điểm hiện tại 27/2/2018) Có 2 lý do mình nhìn thấy được: Một là để hệ thống hóa lại quá trình phát triển của cái mới mà mình học, hệ thống hóa rất quan trọng, mình nhìn nhận được vấn đề và ưu nhược điểm của cái mình đang sử dụng, tại sao người ta lại phát triển nó lên như hiện nay, làm như vậy thì giải quyết được vấn đề gì còn tồn đọng trong cái cũ. Cái mới không đồng nghĩa nó tốt hơn hoàn toàn so với cái cũ, có thể nó tốt hơn một điểm nào đó hay là nó thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại. (chém gió mấy cái này thì kêu Mác sống lại nói nghe hay hơn). Hai là học cái cũ để tránh phát minh lại cái bánh xe, những gì người ta đã làm, nhưng mình lại không biết, hì hục tìm hiểu, phát triển lại và cho là mới, do mình phát minh, nhưng thực ra nó đã quá cũ. Tại nó đã được cũ nên mình nghĩ ra nó cũng là điều bình thường, tại sinh ra không đúng thời thế, trở thành phế nhân. Nhớ lại hồi học phương pháp nghiên cứu khoa học, thấy việc tìm hiểu những thứ liên quan đến cái mình làm (literature review) quan trọng thật, hồi đó làm khơi khơi. Túm lại, mất gốc rất nguy hiểm.

Comments

Popular Posts